Sự kiện. tháng 12/2022
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cử tri kỳ vọng về xây dựng phù hợp một thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa

Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” tổ chức ngày 17/12 tới đây được dư luận quan tâm đặc biệt, kỳ vọng về thể chế và chính sách cho phát triển văn hoá. Cổng TTĐT Quốc hội đã ghi nhận một số ý kiến của cử tri trước buổi khai mạc Diễn đàn:

CÔNG BỐ ''HỘI THẢO VĂN HÓA 2022''

ĐBQH NGUYỄN THỊ THU HÀ: KẾT HỢP GIỮA PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỂ GIỮ GÌN BẢN SẮC DÂN TỘC

ĐBQH TRẦN THỊ THU PHƯỚC: LÀM RÕ CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

Hội thảo Văn hóa 2022, với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” đang đến rất gần, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức. Mục tiêu của Hội thảo là tiếp tục quán triệt và triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển văn hóa, con người Việt Nam, nhất là các quan điểm, chủ trương mới trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Tạo diễn đàn để các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước báo cáo, trao đổi, thảo luận làm rõ các căn cứ lý luận, thực tiễn, làm cơ sở kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Phóng viên: Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức dự kiến sẽ diễn ra vào 17/12 tới. Hội thảo với quy mô lớn trực tiếp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ông/ bà có kỳ vọng gì ở Hội thảo này?

Cử tri Phạm Văn Ổn (Cầu Giấy, Hà Nội): Tôi nhận thấy, tư tưởng Bác Hồ rất sáng rõ về văn hóa dân tộc Việt Nam, người Việt Nam trong hiện thực và khát vọng của Bác Hồ về tương lai của dân tộc. Qua đó, Đảng đã có đường lối, nghị quyết đúng đắn về văn hóa từng thời kỳ cách mạng, nước ta với mục tiêu đạt được phát triển văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đường thời tiết tinh tinh hoa văn hóa thời đại của các dân tộc trên thế giới.

Tôi cho rằng, đây là một khát vong cháy bỏng, để thực hiện được khát vọng này thì thể chế lại càng quan trọng hơn, luật pháp đã được ban hành, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa toàn diên trên mọi lĩnh vưc của đời sống xã hội về văn hóa.

Cử tri Phạm Văn Ổn (Cầu Giấy, Hà Nội)

Tôi cho rằng, nội dung này phải linh hoạt, sáng tạo, nhanh nhạy để tạo động lực phát triển đặc biệt trong tình hình hiện nay đời sống các tầng lớp nhân dân đã được nâng cao thì văn hóa cũng phải nâng cao, phát triển có định hướng theo đường lối nghị quyết của Đảng. Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần cụ thể, sâu sát hơn để ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội và triển khai, hướng dẫn thực hiện.

Đầu tư cho thiết chế văn hóa, công nghiệp văn hóa cần có quy hoạch tổng thể, chi tiết từ Trung ương đến địa phương. Mở rộng cơ chế thị trường có quản lý của nhà nước, phát huy triệt để thế mạnh của ngành, lĩnh vưc, địa phương với mục tiêu giảm dần bao cấp từ ngân sách, xóa bỏ cơ chế xin cho, khuyến khích tự chủ. Đặc biệt, Nhà nước và các bộ ngành, địa phương cần quan tâm đến đời sống người làm công tác văn hóa như các nghệ nhân, văn nghệ sỹ sát với hiệu quả công việc.

Tôi mong rằng, từ Trung ương đến các bộ, ngành, địa phương cần có quy hoạch mỗi cấp để lưa chọn những người có tài, có đức nghiêm ngặt để đào tạo sử dụng và thanh thải thường xuyên đối với đội ngũ cán bộ quản lý, hành nghề có năng lực hạn chế, đạo đức kém.

Tôi kỳ vọng, Chủ tịch Quôc hội quan tâm tìm ra những vấn đề cốt lõi để trình Quốc hội quyết định các luật nói chung về lĩnh vực văn hoá nhằm đưa đất nước phát triển nhanh, mạnh bền vững.

Cử tri Tô Lan Phương (Đống Đa, Hà Nội): Tôi cho rằng đây là một hội thảo rất quan trọng, nhằm đánh giá tình hình thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phát triển văn hóa, việc huy động, bố trí nguồn lực cho bảo tồn và phát triển văn hóa và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Hội thảo có quy mô lớn quy tụ nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa. Tôi mong rằng, Hội thảo sẽ đề ra được thể chế, chính sách mang tính khoa học và những giải pháp phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong quá trình hội nhập thời đại toàn cầu hóa và quá trình đổi mới của Việt Nam.

Cử tri Tô Lan Phương (Đống Đa, Hà Nội)

Phân tích đánh giá khách quan và tìm ra những vướng mắc còn tồn tại làm cho quá trình phát triển văn hóa còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết sức mạnh “ nội lực” của dân tộc trong sự phát triển kinh tế - xã hội nhất là trong bối cảnh hiện nay.

Tôi hy vọng, trong hội thảo có những nghiên cứu đề xuất mang tính “đột phá” có nhiều đổi mới, những chính sách thể chế phải sát và đúng với thực tế của từng vùng miền, từng địa phương, phải khẳng định được văn hóa là nền tảng của xã hội là sức mạnh “nội sinh” đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước, xây dựng một xã hội có nền văn hóa lành mạnh, tiến bộ, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhằm hướng đến các chính sách, thể chế phải có tác dụng “mở đường” khuyến khích, thực sự là động lực cho phát triển văn hóa. Về vấn đề đầu tư cho văn hóa phải mang tính thực tiễn cao, hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực dành cho phát triển văn hóa.

Cử tri Phạm Xuân Quang (Đống Đa, Hà Nội): Tôi cho rằng, những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách phát triển văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc.

Quá trình thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chúng ta đã triển khai tốt về công tác phát triển văn hóa như công tác tiết giảm biên đạo tại các đơn vị nghệ thuật trẻ Trung ương đến địa phương, công tác xã hội hóa từng bước đạt hiệu quả nhất định… đã góp phần cho công tác phát triển văn hóa nhà nước đạt hiệu quả và chất lượng.

Cử tri Phạm Xuân Quang (Đống Đa, Hà Nội)

Tôi đề nghị Đảng, Nhà nước cần rà soát lại các văn bản không còn phù hợp với tình hình hiện nay thì nên bỏ, cần hoàn thiện các văn bản có tính then chốt để tiếp tục đưa vào cuộc sống, hoàn thiện và đào tạo sâu cho nguồn lực bảo tồn và phát triển văn hóa đáp ứng tốt với nền kinh tế thị trường, kinh tế số. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa một số loại hình văn hóa để giảm chi ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hơn nữa về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà nhiều năm qua chúng ta đã thực hiện khá hiệu quả công tác hoạt động biểu diễn nghệ thuật.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông/bà!

Ánh Nguyệt

Tác giả: Ánh Nguyệt